Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật đám hỏi miền Trung đúng phong tục nhất dưới đây hẳn sẽ là lời gợi ý tuyệt vời để các bậc cha mẹ có con cái chuẩn bị lập gia đình, những đôi vợ chồng tương lai lên kế hoạch chuẩn bị lễ vật chu đáo và hoàn hảo nhất.
Trầu cau
Trầu cau là một phần không thể thiếu trong bất cứ lễ ăn hỏi nào của Việt Nam. Đây là truyền thống có từ lâu đời và tới nay buồng cau đẹp cũng là một lễ vật không thể thiếu. Bạn phải cần nhắc về tính kinh tế cũng như hoàn cảnh của nhà gái mà nên mua bộ cau cho hợp lý. Trên cả nước chắc chỉ có ở Huế thì lễ vật đi kèm với trầu cau là muối và gừng để biểu tượng cho sự chung thủy, mặn mà của đôi vợ chồng sắp cưới.
Quả trầu cau với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc
Bánh phu thê (su sê)
Ngoài trầu cau thì bánh phu thê là một lễ vật phổ biến ở tất cả vùng miền. Bánh phu thê là lời hứa thủy chung son sắt của người chồng với vợ sắp cưới của mình. Chọn bánh phu thê các bạn nên chọn loại bánh tốt nhất vì đời người đám cưới chỉ có một. Thường số lượng bánh phu thê là 51 bánh nhé.
Những lễ vật này được sắp xếp thành đôi
Thuốc lá, chè, rượu
Một mâm tráp bất di bất dịch trong mọi đám hỏi của người miền trung chính là chè thuốc rượu. Đây là lễ vật của nhà trai gửi nhà gái để làm lễ bái tổ tiên xin dâu. Bạn phải chuẩn bị các chai rượu có chữ hỷ tùy vào kích thước của bàn thờ mà chọn loại 330ml hoặc 650ml nhé bạn. Ngoài ra, phong bì tiền để hỗ trợ nhà gái tổ chức lễ đám hỏi hôm đó và vàng thường là đôi hoa tai nhưng cũng có nhà đi nhẫn.
Cặp nến và lễ vật thách cưới
Hầu như trong mỗi lễ cưới hai bên gia đình nội ngoại đều sẽ có một buổi họp mặt để bàn về lễ vật thách cưới bao gồm gì: có thể là lợn quay, đầu lợn, gà…
Mâm ngũ quả
Được kết rồng phượng cầu kỳ.
Ngũ quả rồng phượng đẹp mắt